Qua
đây, nhiều người đã tự đặt cho mình câu hỏi: "Phải chăng việc sử dụng
trái phép tác phẩm âm nhạc trong phim truyền hình đã trở thành chuyện
thường ngày ở chợ?" Trong
những ngày qua, cư dân mạng Việt Nam đã thực sự nóng lên với những
thông tin, clip đăng tải liên tục trên một trang web, "tố" rằng hàng
loạt phim truyền hình của Việt Nam đã sử dụng một số bài hát của nước
ngoài (chủ yếu là của Hàn Quốc và Nhật Bản) để làm nhạc nền cho bộ phim
của mình. Sự việc ngày càng trở nên "ngoài tầm kiểm soát" khi admin của
trang web đăng tải lên các clip so sánh bản nhạc gốc và trích đoạn trong
phim Việt Nam. Qua đây, nhiều người đã tự đặt cho mình câu hỏi:
"Phải chăng việc sử dụng trái phép tác phẩm âm nhạc trong phim truyền hình đã trở thành chuyện thường ngày ở chợ?"Hình mang tính chất minh họa. Những trường hợp "đạo" hết chối cãiỞ tập 31 và 33 của phim
Thứ 3 Học Trò (đã ngừng phát sóng), các fans phim xứ Hàn đã choáng cực độ khi nhận ra
bản nhạc nền của bộ phim học đường này chính là đoạn nhạc trong bộ phim
kinh điển xứ kim chi
Trái Tim Mùa Thu (tên tiếng Anh là
Autumn in My Heart) vốn được KBS sản xuất vào năm 2000 và từng được chiếu trên sóng truyền hình Việt Nam.
Ngoài ra, cũng ở trong bộ phim
Thứ 3 Học Trò, các fans phim Nhật còn "kịp" nhận ra bản nhạc tuyệt vời trong phim
1 litre of tears (1 lít nước mắt) đã được sử dụng một cách rất tự do. Bài nhạc nền đó có tên gọi là
Sunadokei (đứng thứ 6 trong đĩa nhạc phim
1 litre of tears) và do
Susumu Ueda sáng
tác độc quyền cho bộ phim này. Điều làm các fans tức giận hơn cả, đó
chính là trong phần kết của phim không hề ghi chú tên của bản nhạc này!
Gần đây nhất, giới mê phim hoạt hình đã không khó khăn gì khi nhận ra bản nhạc
Nagisa, bản nhạc nền chính của phim
Clannad, được lồng vào một đoạn nhảy múa của phim
Sắc Đẹp và Danh Vọng. Các fan của bộ phim hoạt hình lừng danh
Clannad đã
vô cùng bức xúc khi bản nhạc được mệnh danh là "thuần khiết, trong sáng
và du dương bậc nhất xứ Phù Tang" lại bị lồng vào một trường đoạn múa
may "xấu xí" tới vậy.
Lý giải nguyên nhân "đạo" tràn lanSáng
tác một bài nhạc không lời để lồng phù hợp với phim không phải là
chuyện dễ dàng, nó khó cũng tương đương với nhạc có lời, và thậm chí có
khi còn khó hơn. Tuy nhiên, nếu xét về tầm quan trọng thì nhạc không lời
lại có phần nhỉnh hơn, bởi nó chiếm phần chủ đạo trong phim, còn nhạc
có lời chỉ hay lồng ở đầu, cuối phim hoặc một số cảnh cao trào mà thôi.
Biết là vậy, nhưng khi xem phim, đôi khi chúng ta chỉ nhớ những bản nhạc
có lời bởi nó dễ dàng tác động tới tâm trí người xem, còn các bản nhạc
không lời được sáng tác công phu lại không được đón nhận rộng rãi. Lợi
dụng sự "dễ dãi" của mọi người, các nhà làm phim đã "làm biếng" và sử
dụng các bản nhạc mà không có sự cho phép một cách vô cùng thoải mái.
Do không bị "phát hiện" và bị phản ứng gì từ người hâm mộ,nên tình trạng "đạo" cứ thế mà tăng lên theo cấp số nhân. "Đạo" là chuyện bình thường?Việc
"đạo" hay sử dụng tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả là một
hành động sai trái, vi phạm Luật Sở Hữu Trí Tuệ và Công Ước Berne
nghiêm trọng. Ngoài ra, của theo Luật sở hữu trí tuệ 2005, Điều 28,
Khoản 8 thì hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm việc sử dụng tác phẩm
mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận
bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, hành động này vẫn còn được xem là khá... "bình thường" ở Việt
Nam, dù chúng ta đã tham gia công ước Berne từ năm 2004. Nhan nhản trên
các bộ phim, ta vẫn nghe thấy rất nhiều đoạn nhạc nước ngoài được sử
dụng tràn lan trong phim, mà không hiểu người sáng tác có thu được chút
tiền bản quyền nào không.
Hình mang tính chất minh họa. Theo
quy định của Công Ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, khoa học,
nghệ thuật thì thời hạn bảo hộ đối với các tác phẩm này là suốt cuộc đời
tác giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết. Vào ngày 26/10/2004, Công
ước Berne chính thức có hiệu lực tại Việt Nam và từ khi trở thành thành
viên của Công ước Berne, Việt Nam phải bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan cho các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm trong nước cũng như cho các
tác giả và chủ sở hữu tác phẩm của các quốc gia khác là thành viên Công
ước. Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản là thành viên của Công ước Berne và do
vậy các bản nhạc được đề cập ở trên phải được cấp phép trước khi sử
dụng.
Hình mang tính chất minh họa. Ở
một số nước, việc sử dụng một số bản nhạc trùng nhau trong một số phim
là không hiếm, điển hình như MediaCorp của Singapore hay TVB của Hồng
Kông. Các hãng phim truyền hình này đa số chỉ viết các bản nhạc chính
(có lời), còn các bản nhạc không lời thì có thể dùng luân phiên trong
nhiều tập, nhiều series phim. Nhưng trường hợp của các phim vừa kể trên
thì lại khác. Các bộ phim này đã lấy các bài nhạc không lời trong những
phim nổi tiếng của nước ngoài, dù những bài nhạc này vẫn còn khá mới,
chưa phải sáng tác đã quá lâu để trở thành sản phẩm chung của nhân loại.
Hình mang tính chất minh họa. Tạm kếtViệc
các nhà làm phim tiếp tục "sử dụng trái phép" các tác phẩm âm nhạc nước
ngoài vẫn còn đang diễn ra và cần được lên án. Những comment trên
Facebook, Yahoo chính là những phản ứng đầu tiên của làn sóng "quét
sạch" tác phẩm "đạo", và điều này chứng tỏ rằng các bạn trẻ Việt Nam đã ý
thức được rõ ràng luật chơi trong cộng đồng quốc tế.
Hình mang tính chất minh họa Cách
đây vài năm, Đài truyền hình Việt Nam đã lên tiếng chi trả một khoản
tiền nhất định đối với các bài hát được phát sóng trên các kênh của Đài
và hành động này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ giới nghệ sĩ
cho tới đông đảo quần chúng. Hy vọng rằng một hành động "sòng phẳng" như
vậy cũng sẽ được các nhà làm phim Việt noi theo và góp phần đem tới một
diện mạo mới cho phim ảnh nước nhà.
Cre : Mương 14 + DC@ADVF
Để coi được vid, các bạn vào link này